Bệnh giang mai có nguy hiểm không
Giang mai là một trong số các bệnh xã hội hiếm hoi có thể gây tử vong cho người bệnh.
Nguyên nhân bệnh giang mai:
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Lây truyền từ mẹ sang con.
- Lây truyền gián tiếp do sử dụng chung vật dụng cá nhân.
Bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Giang mai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như sau:
Ảnh hưởng hệ thần kinh
Giang mai thần kinh xảy ra khoảng 10-20 năm sau khi nhiễm giang mai. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây ra các biểu hiện đặc trưng như:
- Rối loạn ý thức, thần kinh lẫn lộn, ảo giác, mất trí nhớ, …
- Dáng đi bất thường, không có khả năng đi bộ hoặc thậm chí là mù lòa…
- Suy giảm thị giác hoặc thậm chí là mù lòa.
- Kém tập trung
- Rối loạn thị giác…
Bệnh nhân bị giang mai thần kinh nếu không được điều trị ngay lập tức thì cơ thể sẽ suy yếu dần và tử vong bất cứ lúc nào.
Phá hủy hệ xương khớp
Giang mai gây ra các vấn đề về xương khớp như đau nhức cơ, khớp do viêm xương, viêm khớp, đau nhức nửa người, đi lại khó khăn, thậm chí là bại liệt.
Nguy hại cho phụ nữ mang thai
Bệnh giang mai có ảnh hưởng rất xấu đến phụ nữ mang thai, khiến thai phụ bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, chết ngay sau khi sinh. Đứa con nếu có ra đời cũng mắc giang mai bẩm sinh lây truyền từ mẹ.
Để phòng ngừa mối đe dọa nguy hiểm của bệnh giang mai cho thai phụ, các chuyên gia nhà thuốc Diệp Chi khuyến cáo, thai phụ trước khi có ý định mang thai cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra sàng lọc giang mai, nếu phát hiện giang mai cần tiến hành điều trị giang mai triệt để trước khi mang thai.
Tổn thương cơ quan nội tạng
Củ giang mai xuất hiện trung bình 15 năm sau khi nhiễm bệnh, chúng có hình cầu bằng hạt ngô, màu đỏ như mận, hơi ngả tím…
Củ giang mai hoặc gôm giang mai khu trú ở bất cứ các cơ quan quan trọng nào như tim, phổi, não … sẽ phát triển không lành tính, hoại tử dần và tạo loét, rất chậm lành, có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.