Giang mai là căn bệnh truyền nhiễm do Treponema pallidum hay còn goi là xoắn khuẩn giang mai gây nên. Căn bệnh này được phát hiện ra tại Châu Âu từ khoảng thế kỷ thứ 15. Nguồn truyền nhiễm giang mai duy nhất là từ người mang mầm bệnh. Tuy nhiên có rất nhiều người không biết vì sao lại mắc bệnh? Mà lỡ mắc rồi thì phải làm sao đây? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Mắc giang mai rồi. Nguyên nhân do đâu?
95-98% mầm bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn
Người mắc bệnh chưa qua điều trị, trong năm đầu tiên có khả năng phát tán bệnh mạnh mẽ, trên da và phần niêm mạc tổn thương của người bệnh chứa một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai. Vậy nên chỉ cần có quan hệ tình dục với người bệnh, đều có thể bị mắc bệnh, cho dù vết thương chỉ là một vết xước nhỏ.
* Thời gian mắc bệnh càng dài, khả năng truyền nhiễm càng giảm. Người mắc bệnh trên 4 năm, khi quan hệ sẽ không có khả năng truyền nhiễm cho bạn tình nữa.
Tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với người bệnh
Khi tiếp xúc trực tiếp với phần da thịt bị tổn thương hoặc các vật dụng sinh hoạt nhiễm bẩn của người bệnh đều có khả năng bị lây nhiễm. Tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp đều có thể bị lây bệnh.
Truyền từ mẹ sang con qua nhau thai
Mẹ mắc giang mai có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai:
– Mắc bệnh dưới 1 năm và không qua điều trị: 50% sảy thai hoặc thai chết lưu, khoảng 50% nguy cơ truyền bệnh cho con, gây giang mai bẩm sinh ở trẻ.
– Ở người mắc bệnh trên 1 năm, khả năng truyền bệnh giảm dần dưới 50%.
Lây bệnh qua nguồn máu
Lây nhiễm bới máu nhiễm xoắn khuẩn giang mai của người hiến máu.
Truyền nhiễm qua tầng sinh môn
Ở trẻ sinh thường, khi phần đầu và vai của trẻ đi qua sinh môn của mẹ dễ bị thương hoặc tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn giang mai có trong âm đạo của mẹ, khiến trẻ mắc giang mai ngay sau khi sinh.
Biểu hiện tại các giai đoạn tiến triển của bệnh giang mai
Bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu
Phát bệnh sau 3-90 ngày mắc bệnh (thường là 21 ngày), sau 6-8 tuần triệu chứng bệnh biến mất, chứng tỏ vi khuẩn đã đi vào máu và bệnh chuyển sang giai đoạn 2.
- Giai đoạn tiến triển
Phát bệnh sau giai đoạn 1 từ 4-10 tuần, 1-3 tuần sau đó triệu chứng ở ban đỏ nhạt dần và biến mất, triệu chứng kèm theo như sốt, đau đầu, nổi hạch sẽ biến mất sau 3-6 tuần.
- Giai đoạn cuối
Tức giai đoạn 3, tính từ sau 2 năm kể từ khi mắc bệnh. Giai đoạn này bệnh đã ăn sâu vào các tổ chức da thịt và lục phủ ngũ tạng.
- Giai đoạn tiềm ẩn
Là giai đoạn ủ bệnh, chuyển bệnh, thường không có triệu chứng gì, ngoại trừ khoảng thời gian dưới 1 năm sau giai đoạn 2 sẽ tái phát lại 1 số triệu chứng của giai đoạn 2.
Tự kiểm tra bệnh giang mai
GIAI ĐOẠN ĐẦU
Hạ cam cứng
Sưng hạch bạch huyết ở háng, bẹn hoặc vùng lân cận.
Chú ý: nốt hạ cam cứng là nốt đơn lẻ có màu thâm đỏ, kích thước khoảng 1 cm, loét nông, không ngứa không đau, độ cứng như sụn.
GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN
Bề mặt da bị tổn thương dưới nhiều hình dạng khác nhau.
Xuất hiện các nốt ban đỏ ở toàn thân, chủ yếu ở chi trên.
Da có biểu hiện như “sâu đục”, rụng tóc.
Sưng hạch bạch huyết ở toàn thân.
Tổn thương hệ thần kinh, mắt, khớp do giang mai.
GIAI ĐOẠN CUỐI
Các nốt thâm đỏ cứng và kết lại thành mảng sần, sần mủ.
Ban đỏ mưng mủ và dễ dàng bị loét.
Viêm loét amidan, niêm mạc mũi.
Giang mai xương khớp và mắt.
Giang mai tim mạch.
Giang mai giai đoạn 1 phần lớn xuất hiện ở bên ngoài, xung quanh và lân cận cơ quan sinh dục nam nữ, giai đoạn 2 và 3 bệnh có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác trên cơ thể, gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
NHỮNG NGUY HẠI TỪ BỆNH GIANG MAI, BẠN KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT
Với thuốc nam đặc trị Sủi Mào Gà Hoàng Cung – Lậu Hoàng Cung – Giang Mai Hoàng Cung bạn có thể điều trị dứt điểm, khỏi hoàn toàn, không tác dụng phụ, không tái phát.
Các bạn tham khảo thêm Feedback khách hàng đã chữa khỏi bệnh. Hotline: 0988 083 786